Rà soát các điều kiện chuẩn bị khai mạc Không gian làng nghề Ninh Bình
Ngày 28/4, Sở Du lịch tổ chức kiểm tra, rà soát các điều kiện chuẩn bị cho lễ khai mạc Không gian làng nghề Ninh Bình.
Có 216 kết quả được tìm thấy
Ngày 28/4, Sở Du lịch tổ chức kiểm tra, rà soát các điều kiện chuẩn bị cho lễ khai mạc Không gian làng nghề Ninh Bình.
Ngày 24/4, Bảo tàng tỉnh Ninh Bình khai mạc trưng bày chuyên đề “Những làng nghề truyền thống tiêu biểu của Ninh Bình” và hoạt động trải nghiệm nghề gốm Bồ Bát.
Hiện nay, các tour du lịch cộng đồng kết hợp với trải nghiệm làng nghề truyền thống đang được nhiều khách du lịch ưa chuộng. Tại xã Ninh Hải (thành phố Hoa Lư), làng nghề thêu ren thôn Văn Lâm với hoạt động trải nghiệm thêu ren đã thu hút được nhiều khách quốc tế.
Năm 2024, Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn bởi sự phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch, cùng nhiều chính sách kích cầu thị trường hiệu quả; vận dụng, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng, làng nghề, từ đó thu hút lượng du khách cao nhất từ trước đến nay, tạo mức tăng trưởng ấn tượng. Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới.
Đến thôn Vân Thị (xã Gia Tân), nhà ai cũng ngập tràn những nan, những cót. Người già đến con trẻ, ai cũng đảm đương một phần việc phù hợp. Những hình ảnh thân thương ngỡ đã trở thành ký ức ấy, giờ đây đã xuất hiện trở lại, sôi động và hân hoan. Chẳng kể sớm, tối hay mùa màng, cứ rảnh lúc nào là các hộ dân ở thôn Vân Thị lại ngồi vào đan cót lúc đó. Có lẽ, không chỉ là miếng cơm, manh áo mà đó còn là cách để mọi người tỏ bày tình yêu, nỗi nhớ đối với nghề.
Càng gần cuối năm, không khí làm việc tại làng nghề mộc Phúc Lộc (phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình) càng sôi động, đây là giai đoạn cao điểm sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm và phục vụ thị trường Tết.
Để phát huy được thế mạnh của các làng nghề, việc dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới quy trình làm việc từ thủ công sang số hóa là công cụ đắc lực giúp các làng nghề nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nắm bắt được xu thế của thị trường.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào sản xuất tại các làng nghề, nghề truyền thống là hướng đi tất yếu hiện nay. Bởi đây là yếu tố quan trọng, cấp thiết giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm, giải phóng sức lao động và bảo vệ môi trường.
Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với những danh thắng hùng vĩ và lịch sử lâu đời, mà còn được biết đến là cái nôi của nghề đá mỹ nghệ truyền thống. Trong suốt nhiều thế kỷ, nghề chế tác đá đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống của người dân nơi đây. Nổi bật trong số các doanh nghiệp gìn giữ và phát triển ngành nghề này chính là Đá Tâm Nguyện - một tên tuổi tiên phong uy tín trong việc đưa đá mỹ nghệ Ninh Bình vươn xa, góp phần khẳng định thương hiệu của làng nghề truyền thống khắp cả nước.
(Theo TTXVN)- Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024 diễn ra từ ngày 3-6/10/2024 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, Hà Nội.
Nghề làm lăng mộ đá tại Ninh Vân, Ninh Bình đã tồn tại hơn 900 năm, nổi tiếng với những sản phẩm tinh xảo và mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam. Làng nghề Ninh Vân được coi là cái nôi của nghề chế tác đá mỹ nghệ thủ công, nổi bật với vẻ đẹp tỉ mỉ và giá trị tâm linh lớn lao. Hiện nay, nhiều xưởng chế tác đá do thế hệ trẻ tiếp nối đang phát triển mạnh mẽ, không chỉ giữ gìn giá trị truyền thống của làng nghề mà còn áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, giúp nâng cao danh tiếng làng nghề và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Tỉnh Ninh Bình hiện có hàng trăm làng nghề, trong đó có gần 60 làng nghề được công nhận danh hiệu cấp tỉnh. Các làng nghề với những sản phẩm độc đáo, tinh xảo vừa là nơi lưu giữ, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, vừa mang lại giá trị kinh tế cho các hộ gia đình và các cơ sở làm nghề.
Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP và làng nghề nông thôn tiêu biểu của tỉnh tại Phố cổ Hoa Lư.
Những câu chuyện của bà Đinh Thị Nhi, truyền nhân đời thứ 2 của ông tổ nghề thêu rua - ren ở Văn Lâm (thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) đưa chúng tôi lạc bước vào phường thêu nức tiếng một thời.
Làng nghề chế tác, điêu khắc đá Ninh Vân, Ninh Bình với tuổi đời hơn 400 năm. Mỗi khối đá đều được thổi hồn một cách tỉ mỉ, có giá trị về nghệ thuật lẫn tâm linh. Dù làng nghề có hàng trăm năm phát triển nhưng không phải người nghệ nhân nào cũng đủ "cái tâm, cái tầm" để chạm tay và biến hóa những tạo vật vô tri của đất trời. Nhưng với đôi bàn tay của nghệ nhân Phạm Văn Lộc - Nghệ nhân điêu khắc, chế tác đá nổi tiếng tại Ninh Vân, từng khối đá được "thổi hồn" mà ít ai có thể làm được.
Học nghề để thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm không chỉ giúp các lao động trong làng nghề truyền thống "sống khỏe" được bằng nghề, mà đó còn là cách để bảo tồn, khôi phục, quảng bá tinh hoa văn hóa của làng nghề đến với bạn bè ngoại tỉnh và trên thế giới. Đó là cách mà nhiều địa phương nỗ lực thực hiện trong nhiều năm qua.
Làng nghề truyền thống tại Ninh Bình là những làng nghề có lịch sử lâu đời, được nối tiếp qua nhiều thế hệ và có cùng tổ nghề. Nơi đây hội tụ cả không gian văn hóa gắn với sinh kế của người dân bản địa. Chính vì thế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống của tỉnh cần có những giải pháp đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển bền vững trong bối cảnh mới.
Kim Sơn- vùng đất của những làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Cói Kim Sơn được nhiều thị trường quốc tế ưa chuộng bởi là sản phẩm thân thiện với môi trường. Để sản xuất ra các sản phẩm cói bóng, bền, đẹp...đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, yếu tố thời tiết góp phần rất quan trọng
Vốn chẳng phải nghệ nhân, cũng chẳng có danh hiệu trong làng nghề nhưng ở làng thêu ren Văn Lâm, xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư), nhắc đến bà Đinh Thị Bảy ai cũng dành cho bà một tình cảm đặc biệt. Người ta không chỉ trân trọng những tác phẩm thêu tay đầy nghệ thuật mà còn trân trọng cái cách mà bà đang từng ngày gìn giữ nghề của ông cha…
Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Với vai trò quan trọng của làng nghề trong phát triển kinh tế nông thôn, những năm qua các cấp, các ngành của tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, giải pháp để khôi phục và phát triển làng nghề. Tuy nhiên, hiện nay phát triển làng nghề đang gặp nhiều khó khăn, thách thức và một số làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền.